Đôi nét về Di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh: Cụm Di tích Đình làng và Dinh Ông Cô phường Hưng Long
Hơn
300 năm hình thành và phát triển, cùng với việc ổn định xây dựng đời sống kinh
tế, cư dân Hưng Long tiếp tục phát triển nền văn hoá dân tộc trên vùng đất mới
như xây dựng chùa chiền, đình miếu, lăng vạn … ngày nay đã trở thành di tích lịch
sử văn hoá mà tiêu biểu là cụm di tích Đình làng và Dinh Ông Cô trên địa bàn
phường.
Đình
làng Hưng Long cũng được tạo lập vào cuối thế kỷ XVIII, khởi thuỷ từ các chủ lưới
rùng, là nghề chính khi mới tụ cư ở vùng đất Hưng Long. Cũng như những ngôi
đình được xây dựng cùng thời ở Phan Thiết, đình làng Hưng Long mang đậm dấu ấn
kiến trúc dâ gian ở thế kỷ XVII – XVIII. Trong chính điện còn lưu giữ những câu
đối ghi nhớ công ơn tổ tiên đã khai phá vùng đất Hưng Long và nhắc nhở hậu bối
theo đó mà vun trồng bồi đắp
Hình ảnh Đình làng Hưng Long
Hưng
thịnh thuận thiên thu, nãi trường phúc điền tiên tổ chủng,
Long
an hoà bách thế, sở tòng tâm địa hậu nhân canh
(Hưng
thịnh suốt ngàn thu, tiên tổ gieo trồng dài lâu nơi ruộng phước,
Yên
bình mãi muôn đời, hậu bối theo đó vun bồi mảnh đất lòng.)
Bên cạnh đình làng được
tạo lập vào cuối thê kỷ XVIII, đến nửa đầu thế kỷ XIX nhân dân đã góp công của
để xây dựng ngôi Dinh vạn thờ cá Ông có tên gọi là Dinh Ông Cô (Ông lớn ngoài
biển khơi – Thần Nam Hải) tại bãi ngảnh gành đá. Năm 1904, chính quyền Pháp cho
xây dựng Sở Thương Chánh tại vị trí của Dinh, nhân dân đã di đời Dinh Ông Cô về
đặt bên cạnh Đình làng Hưng Long.
Hình ảnh Dinh Ông Cô phường Hưng Long
Trong thời gia bị Pháp
chiếm đóng, các vị bô lão và dân làng vẫn kiên trì giữ di tích và duy trì việc
tổ chức tế lễ theo tập tục truyền thồn của địa phương. Năm 1955 Dinh Ông Cô được
trùng tu. Năm 1956 nhân dân lập ra Hưng Long Nam Hải nhằm tương thân tương trợ
cho hội viên trong làng xóm và chăm lo việc tế tự ở Đình làng, Dinh Ông Cô.
Hội do các chủ nghề mành
chà sáng lập, bấy giờ nghề biển ở Hưng Long đã phát triển mạnh với ngề mành
chà, hàng năm cung cấp số lượng lớn cá nục cho các nhà lều chế biến nước mắm,
trước đó việc tế lễ thần Nam Hải của nghề Chà hàng năm tập trung ở Dinh Vạn Thuỷ
Tú (Đức Thắng) đến năm 1956 tách ra thành lập Hưng Long Nam Hải hội riêng. Đình
làng và Dinh Ông Cô phường Hưng Long đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xếp
hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh vào năm 2009.